![]()
|
Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp sẽ góp phần rất lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường nông thôn của Việt Nam. |
Chương trình IWM sẽ giúp giảm chi phí xử lý hàng trăm triệu m3 nước thải chăn nuôi để đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường hằng năm (nếu tính chi phí xử lý của TH Truemilk là 11.000 đồng/m3 nước thải chăn nuôi để đạt QCVN 62 thì với 300 triệu m3 nước thải chăn nuôi lợn sẽ phải tốn 3.300 tỷ đồng/năm).
Nếu thu gom được 60 triệu tấn chất thải rắn và hàng trăm triệu m3 chất thải lỏng, chúng ta có thể tạo ra nguồn dinh dưỡng rất lớn cho cây trồng. Bên cạnh đó, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong các hoạt động sử dụng chất thải chăn nuôi.
Chương trình IWM sẽ giúp người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng hiệu quả hơn nguồn khí biogas cho các mục đích đun nấu, phát điện… nhằm tăng thu nhập. Qua đó, đóng góp cho việc thực hiện một cách thực chất các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc xây lắp các công trình khí sinh học và sử dụng hết khí gas sinh ra, không xả khí mê tan ra môi trường như một số trang trại đang làm hiện nay.
Tỷ suất lợi nhuận cao Chương trình quản lý chất thải chăn nuôi tổng hợp của dự án LCASP dựa chủ yếu vào các công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn ngắn. Cụ thể: Công nghệ chăn nuôi lợn trên chuồng sàn và không sử dụng nước tắm; Công nghệ sử dụng bể lắng trước biogas có tỷ suất lợi nhuận 107%, thời gian thu hồi vốn là 0,85 năm; Công nghệ sử dụng máy tách ép phân ở trang trại trên 4.000 lợn có tỷ suất lợi nhuận 49,2%, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm; Công nghệ phát điện khí sinh học quy mô vừa (60KVA) có tỷ suất lợi nhuận 24%, thời gian thu hồi vốn là 3 năm; Công nghệ sử dụng hệ thống tưới bằng nước xả sau bioga có tỷ suất lợi nhuận 93,3%, thời gian thu hồi vốn là 0,96 năm. ĐỒNG THÁI |