Dám nghĩ, dám làm và nhạy bén trong chăn nuôi. Anh Ngô Đệ Huynh – hội viên nông dân xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã áp dụng khoa học kỹ thuật sử dụng chế phẩm men vi sinh để xử lý phân thỏ khiến chuồng trại sạch sẽ, thỏ ít bị bệnh và cho giá thành cao.
Nhận thấy nhu cầu nông sản sạch ngày càng cao và thị trường hiện tại đang khan hiếm, chị Trần Thị Linh ở xóm Đồi Yên Tế, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã lựa chọn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm hướng đi kinh tế cho gia đình mình.
Trong những năm gần đây diện tích cây khoai tây vụ đông trên địa tỉnh Nam Định có xu hướng giảm do lao động tập trung vào các khu công nghiệp, chi phí đầu vào cao, giá nông sản bấp bênh. Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng trên là liên kết nhiều hộ nông dân trên cùng cánh đồng để sản xuất cùng một giống, cùng quy trình canh tác, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và liên kết người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.
Vụ đông năm nay, Yên Mô gieo trồng được trên 1.600 ha cây đông các loại. Trong đó một số địa phương có truyền thống làm cây vụ đông như các xã Yên Thái, Yên Phong, Yên Lâm, Khánh Dương...vẫn duy trì ổn định diện tích gieo trồng với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Hiện hầu hết các cây đông đã và đang được bà con nông dân tập trung thu hoạch, tạo quỹ đất triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2021.
Trong nhiều năm qua, người dân Ninh Bình nói chung, huyện Kim Sơn nói riêng đã triển khai các mô hình nuôi rươi tự nhiên và nhân tạo, tận dụng nguồn ấu trùng rươi từ sông vào đồng ruộng qua các con nước thủy triều, đắp bờ tại các bãi bổi ven sống thành các ao, đầm có cống nước ra vào để tạo điều kiện cho rươi sinh sống. Một số hộ kết hợp cấy lúa và nuôi rươi tuy nhiên năng suất thấp, thường xuyên thất bại khi thời tiết không thuận lợi.
Là một trong 5 mô hình phát triển kinh tế thực hiện theo Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh Ninh Bình quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2019 - 2020. Mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao tại vùng ven biển huyện Kim Sơn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Qua đó, góp phần hình thành vùng sản xuất tập trung hàng hóa theo hướng thâm canh ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
Dưa chuột là cây trồng quen thuộc của nhiều nông dân, tuy nhiên ở Khánh Trung (huyện Yên Khánh) bà con có cách làm rất sáng tạo thay vì cho leo giàn như thông thường, họ để dưa bò lan dưới mặt ruộng. Việc này mở ra một hướng sản xuất mới trên đất lúa, tận dụng được quỹ đất trống sau vụ mùa, giảm chi phí và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân.
Thời điểm này, khi các địa phương khác đều đã thu hoạch xong lúa mùa thì hơn 2.500 ha lúa đặc sản ở Kim Sơn mới bắt đầu chín rộ. Nông dân hồ hởi thu hoạch, thương lái đến tận ruộng thu mua.
Về mảnh đất cố đô, cùng với việc thăm quan, chiêm bái tại các danh lam thắng cảnh, khu, điểm du lịch nổi tiếng, du khách còn đặc biệt dành sự quan tâm cho các món ăn được chế biến từ dê núi Ninh Bình.
Gặp và trò chuyện với người "mê mẩn" nghề nuôi cấy trai nước ngọt lấy ngọc có khi cả ngày không hết chuyện, nên trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ dường như chưa đủ để anh Đinh Văn Việt, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Ngọc trai Hồng Ngọc, xóm Nội, xã Khánh Lợi (Yên Khánh) nói về chặng đường gắn bó với con trai, về những thí nghiệm ngày đêm, đến những thất bại, sự thành công và cả những dự định trong thời gian tới của mình trong chặng đường chinh phục nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc đầu tiên ở tỉnh Ninh Bình, trong đó có nhiều kỷ lục chỉ riêng anh đạt được cả ở trong nước và nước ngoài.
|
Đang truy cập : 83
•Máy chủ tìm kiếm : 62
•Khách viếng thăm : 21
Hôm nay : 6637
Tháng hiện tại : 167332
Tổng lượt truy cập : 10169693