Banner2021
23:03 +07 Chủ nhật, 28/05/2023
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » TIN TỨC

Phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong nông dân, khó khăn và giải pháp

Thứ tư - 25/11/2020 08:48

Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội. Hội Nông dân tỉnh xác định việc tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

Ba Lê Thị Hoa - hội viên nông dân đối thoại tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình với nông dân tại huyện Nho Quan.

Ba Lê Thị Hoa - hội viên nông dân đối thoại tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình với nông dân tại huyện Nho Quan.

     Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH, ngày 11/12/2015 Hội Nông dân - Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký chương trình phối hợp số 91/Ctr-BHXH-HNDT về việc phối hợp thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2020. Sau khi ký kết chương trình phối hợp, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân huyện Kim Sơn làm điểm, đồng thời tổ chức hội nghị triển khai đến các huyện, thành phố. Đến nay đã có 8/8 đơn vị HND huyện, thành phố ký kết chương trình phối hợp với BHXH cùng cấp, và ký hợp đồng bảo lãnh cho Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn làm đại lý thu BHXH tự nguyện.
     Bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, linh hoạt như: thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội, sinh hoạt chi hội,Website, Bản tin Nông dân Ninh Bình, hội nghị phổ biến, đối thoại chính sách, hội nghị truyền thông - đối thoại với hội viên nông dân, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã trực tiếp và phối hợp tuyên truyền giúp hội viên, nông dân và nhân dân hiểu rõ hơn về quyền lợi, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi tham gia BHXH tự nguyện. Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh căn cứ dữ liệu do BHXH cung cấp chủ động giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT cho Hội Nông dân các huyện, xã, phường, thị trấn, định kỳ hàng năm có tổng kết, đánh giá và biểu dương khen thưởng. Qua 04 năm thực hiện chương trình phối hợp, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức được 2.057 buổi tuyên truyền cho 250.405 lượt cán bộ, hội viên nông dân. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 8 cuộc đối thoại về chính sách bảo biểm xã hội tự đóng cho 1.600 cán bộ, hội viên nông dân, phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức 09 cuộc tuyên truyền, đối thoại về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự đóng cho 2.500 cán bộ, hội viên nông dân. Đến nay, Hội Nông dân các cấp đã có 83 nhân viên thu và 78 đại lý thu duy trì hoạt động, vận động được 359 người tham gia BHXH tự nguyện, 6.316 hộ gia đình tham gia BHYT tự đóng, 22.211 người tham gia BHYT tự đóng. Mặc dù công tác tuyên truyền các chính sách BHXH tự nguyện được quan tâm, tăng cường với nhiều hình thức, tuy nhiên, nông dân vẫn chưa mặn mà tham gia BHXH tự nguyện; chưa có thói quen tham gia BHXH tự nguyện khi trẻ, để về già được hưởng lương hưu. Thậm chí, nhiều người còn chưa hiểu rõ về các chính sách của BHXH tự nguyện, có sự nhầm lẫn giữa BHXH tự nguyện và các loại hình bảo hiểm thương mại khác. Một trong những rào cản gây khó khăn trong việc vận động nông dân tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh là:
     Thứ nhất, thu nhập của người nông dân còn thấp, việc làm không ổn định, mức phí đóng bảo hiểm cao, thời gian để được hưởng thụ chế độ khá dài, trong đó thu nhập thấp và không ổn định là nguyên nhân chính khiến cho người lao động khó tiếp cận được với BHXH tự nguyện. Với mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (hiện nay là 700.000 đồng), cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện nay là 29.800.000 đồng). Do đó, mức đóng hàng tháng hiện nay thấp nhất là 154.000 đồng, cao nhất là 6.556.000 đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với người lao động. Trong khi đó theo khoản 2, Điều 70 Luật BHXH tự nguyện quy định người lao động phải có đủ sau 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được thụ hưởng lương hưu nên nhiều người chưa tin tưởng và chưa có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy họ tham gia BHXH tự nguyện.
     Thứ hai, do đây là chủ trương mới nên người dân chưa quan tâm nhiều và nhận thức đầy đủ về loại hình này; công tác tuyên truyền, vận động, triển khai ở nhiều xã chưa sâu rộng, thiếu đồng bộ, chưa có hình thức phù hợp để tác động đến đối tượng, nhiều hội viên nông dân chưa nắm bắt được những thông tin cơ bản về trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện. Chính vì thế, tâm lý nông dân còn đắn đo về lợi ích giữa việc đóng BHXH tự nguyện và gửi tiền tiết kiệm. Hơn nữa, cán bộ đại lý thu BHXH tự nguyện, chủ yếu là cán bộ Hội Nông dân kiêm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian để khai thác đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Một số cán bộ Hội Nông dân cơ sở chưa đề cao trách nhiệm, tận tâm trong tuyên truyền, vận động nông dân tham gia BHXH tự nguyện, coi đây là nhiệm vụ của ngành BHXH.
     Để chính sách bảo hiểm xã hội đi vào cuộc sống với đông đảo nông dân, trong thời gian tới Hội Nông dân tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
     Một là, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên nông dân về sự cần thiết tham gia BHXH tự nguyện (đặc biệt là vận động nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tham gia BHXH tự nguyện), phổ biến lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú bằng các phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, áp phích, kết hợp lồng ghép nội dung BHXH tự nguyện với các buổi sinh hoạt chi, tổ hội. Tăng cường hoạt động đối thoại trực tiếp với người nông dân.
     Hai là, phối hợp với BHXH thực hiện linh hoạt các chính sách, giảm tối đa thủ tục giấy tờ, cung cấp thông tin, chi trả BHXH tự nguyện khi có phát sinh quyền lợi BHXH. Đề cao vai trò, trách nhiệm của chủ tịch Hội Nông dân cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia BHXH tự nguyện.
     Ba là, Tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho các đại lý thu, đưa vào chỉ tiêu đánh giá thi đua của các cấp Hội nông dân hàng năm. Phối hợp với BHXH tỉnh định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên đại lý thu Hội nông dân; có tổng kết, biểu dương, khen thưởng những đại lý hoạt động hiệu quả; đồng thời nắm bắt thực tế, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế…; góp phần cùng BHXH tỉnh không ngừng mở rộng, gia tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn.
Nguyễn Minh Lộc
Phó Chủ tịch
Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình


Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 55

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 50


Hôm nayHôm nay : 15065

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 408580

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 18218510