Banner2021
13:24 +07 Chủ nhật, 24/09/2023
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » NHÀ NÔNG CẦN BIẾT

Chuyện về những người không bỏ cây nghệ

Thứ sáu - 14/01/2022 15:57

Về xóm 4 xã Quang Thành (Yên Thành - Nghệ An), không khó để tìm thấy những ruộng nghệ nằm rải rác khắp xã, nhà một sào, nhà vài ba sào, nhưng, thứ đọng lại cho những ai đến và đi là từng khóm nghệ đỏ được trồng bằng tâm huyết của người dân nơi này.

Dù giá thấp vẫn trồng

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Thái Thị Thiên ở xóm 4, xã Quang Thành để tìm hiểu giống nghệ đỏ mà người dân ở đây trồng, và nghe những câu chuyện của những người không bỏ cây nghệ.

Quang Thành là xã khó khăn của huyện Yên Thành. Ở đây, ngoài các mô hình trồng cây ăn quả như ổi, lê Đài Loan, chăn nuôi bò, gà… thì nhiều hộ còn trồng nghệ đỏ, có thu nhập khá cao.

Nghệ là loài cây quen thuộc xuất hiện nhiều trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Nghệ không chỉ được dùng làm gia vị trong các món ăn truyền thống mà chúng còn được biết đến như một loại “thần dược” chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
 

a4.jpg
Cây nghệ đỏ được trồng nhiều tại xóm 4 xã Quang Thành (Yên Thành, Nghệ An).
a6.jpg
Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước.
 

Thời điểm này, nghệ bắt đầu có củ nhưng nhỏ. Đứng giữa vườn nghệ nhà chị Thái Thị Thiên, nghe chị kể quá trình trồng nghệ cho đến khi thu hoạch mới biết được người dân nơi này chịu thương, chịu khó đến nhường nào.

Chị Thiên gắn bó với cây nghệ đỏ hơn chục năm. Chị không biết giống nghệ đỏ này từ đâu, nhưng từ khi có nhận thức, chị đã biết và theo ông bà, cha mẹ trồng giống nghệ này rồi.

Nghệ đỏ còn được gọi là nghệ nếp, hay nghệ răm. Chúng có hình dáng nhỏ, lõi trong màu đỏ cam, có lớp vỏ khá mỏng. Có thể nói đây là giống nghệ rất khó trồng, tuy nhiên “càng hiếm lại càng quý”. Nghệ đỏ đem lại lượng tinh bột nghệ chất lượng cao hơn so với các giống nghệ khác.

Chị cho biết: “Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước”.

Nghệ đỏ ở Quang Thành bắt đầu trồng từ tháng 4 năm này và đến tháng 1 năm sau là thu hoạch. Đặc biệt, giống nghệ này chỉ trồng được 1 vụ trong 1 năm. Chị Thiên cho biết: “Trồng nghệ đỏ không khó, cái khó là mình gắn bó với nó được bao lâu, nhiều khi không phải vì kinh tế, mà vì một cái gì đó ăn sâu vào tâm trí tôi nên dù có giá thấp, tôi vẫn “bám” cây nghệ đỏ, không bao giờ bỏ”.

Nghệ đỏ sau khi thu hoạch, chế biến thành tinh bột nghệ, 1 tạ nghệ tươi chỉ được 8kg tinh bột nghệ. Giá hiện tại của tinh bột nghệ dao động 180.000 – 200.000 đồng/kg. Một sào nghệ tươi, sau khi thu hoạch, chế biến thành tinh bột nghệ chỉ thu về 15 triệu đồng.

Xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững

Trao đổi với chúng tôi về sự phát triển bền vững và để sản phẩm từ cây nghệ đỏ có mặt khắp các thị trường trong và ngoài nước, ông Phan Đức Tiến, Chủ tịch UBND xã Quang Thành, chia sẻ: “Cây nghệ đỏ dễ trồng và thích nghi với thổ nhưỡng nơi này. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá nghệ lại thấp.

Ông cho biết, hiện tại trên địa bàn xã Quang Thành, nghệ đỏ được trồng nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung. Chính vì thế, nghệ tươi và sản phẩm tinh bột nghệ từ cây nghệ đỏ ra thị trường “khó nhằn” hơn.

“Trước đây, tất cả các xóm (8 xóm) trên địa bàn xã đều trồng nghệ đỏ. Thời điểm đấy, diện tích mà người dân trồng là hơn 30 ha;  1 yến nghệ đỏ tươi bán ra thị trường hơn 100.000 đồng, nghệ tinh chế 300.000 – 500.000 đồng. Nhưng giờ nghệ tươi chỉ có 50.000 đồng, giảm một nửa. Hiện, diện tích trồng nghệ đỏ chỉ còn 10 ha”, ông Tiến cho biết.

 

Theo Quyết định 159/QĐ-UBND ngày 20/01/2021, UBND  tỉnh Nghệ An chứng nhận viên tinh nghệ mật ong của Tổ hợp tác và Chế biến tinh bột nghệ xã Quang Thành (Yên Thành, Nghệ An) là sản phẩm OCOP 3 sao.

 

Hiện, chính quyền địa phương đang tích cực vào cuộc để xây dựng chỉ dẫn địa lí cũng như xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ Quang Thành và đưa sản phẩm tinh bột nghệ tham gia các hội chợ thương mại. Ông Phan Đức Tiến cho biết thêm: “Về phía địa phương, dựa trên quy định của Nhà nước, xã đã tiến hành hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan để đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm nghệ. Đồng thời, vận động người dân tập trung chăm sóc cây nghệ nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường”.

Để nghệ đỏ trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của nhân dân, địa phương đã lên kế hoạch bắt tay cùng doanh nghiệp đưa sản phẩm vào siêu thị. Từ đó tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm từ cây nghệ đỏ dễ dàng đến với người tiêu dùng và để người dân an tâm sản xuất.

Theo Kinh tế Nông Thôn

a4.jpg
Cây nghệ đỏ được trồng nhiều tại xóm 4 xã Quang Thành (Yên Thành, Nghệ An).
a6.jpg
Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước.
 

Thời điểm này, nghệ bắt đầu có củ nhưng nhỏ. Đứng giữa vườn nghệ nhà chị Thái Thị Thiên, nghe chị kể quá trình trồng nghệ cho đến khi thu hoạch mới biết được người dân nơi này chịu thương, chịu khó đến nhường nào.

Chị Thiên gắn bó với cây nghệ đỏ hơn chục năm. Chị không biết giống nghệ đỏ này từ đâu, nhưng từ khi có nhận thức, chị đã biết và theo ông bà, cha mẹ trồng giống nghệ này rồi.

Nghệ đỏ còn được gọi là nghệ nếp, hay nghệ răm. Chúng có hình dáng nhỏ, lõi trong màu đỏ cam, có lớp vỏ khá mỏng. Có thể nói đây là giống nghệ rất khó trồng, tuy nhiên “càng hiếm lại càng quý”. Nghệ đỏ đem lại lượng tinh bột nghệ chất lượng cao hơn so với các giống nghệ khác.

Chị cho biết: “Nghệ là loại cây thân ngầm thường trồng để lấy củ nên rất cần đất tơi xốp và có nơi thoát nước”.

Nghệ đỏ ở Quang Thành bắt đầu trồng từ tháng 4 năm này và đến tháng 1 năm sau là thu hoạch. Đặc biệt, giống nghệ này chỉ trồng được 1 vụ trong 1 năm. Chị Thiên cho biết: “Trồng nghệ đỏ không khó, cái khó là mình gắn bó với nó được bao lâu, nhiều khi không phải vì kinh tế, mà vì một cái gì đó ăn sâu vào tâm trí tôi nên dù có giá thấp, tôi vẫn “bám” cây nghệ đỏ, không bao giờ bỏ”.

Nghệ đỏ sau khi thu hoạch, chế biến thành tinh bột nghệ, 1 tạ nghệ tươi chỉ được 8kg tinh bột nghệ. Giá hiện tại của tinh bột nghệ dao động 180.000 – 200.000 đồng/kg. Một sào nghệ tươi, sau khi thu hoạch, chế biến thành tinh bột nghệ chỉ thu về 15 triệu đồng.

Xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững

Trao đổi với chúng tôi về sự phát triển bền vững và để sản phẩm từ cây nghệ đỏ có mặt khắp các thị trường trong và ngoài nước, ông Phan Đức Tiến, Chủ tịch UBND xã Quang Thành, chia sẻ: “Cây nghệ đỏ dễ trồng và thích nghi với thổ nhưỡng nơi này. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá nghệ lại thấp.

Ông cho biết, hiện tại trên địa bàn xã Quang Thành, nghệ đỏ được trồng nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung. Chính vì thế, nghệ tươi và sản phẩm tinh bột nghệ từ cây nghệ đỏ ra thị trường “khó nhằn” hơn.

“Trước đây, tất cả các xóm (8 xóm) trên địa bàn xã đều trồng nghệ đỏ. Thời điểm đấy, diện tích mà người dân trồng là hơn 30 ha;  1 yến nghệ đỏ tươi bán ra thị trường hơn 100.000 đồng, nghệ tinh chế 300.000 – 500.000 đồng. Nhưng giờ nghệ tươi chỉ có 50.000 đồng, giảm một nửa. Hiện, diện tích trồng nghệ đỏ chỉ còn 10 ha”, ông Tiến cho biết.

 

Theo Quyết định 159/QĐ-UBND ngày 20/01/2021, UBND  tỉnh Nghệ An chứng nhận viên tinh nghệ mật ong của Tổ hợp tác và Chế biến tinh bột nghệ xã Quang Thành (Yên Thành, Nghệ An) là sản phẩm OCOP 3 sao.

 

Hiện, chính quyền địa phương đang tích cực vào cuộc để xây dựng chỉ dẫn địa lí cũng như xây dựng thương hiệu tinh bột nghệ Quang Thành và đưa sản phẩm tinh bột nghệ tham gia các hội chợ thương mại. Ông Phan Đức Tiến cho biết thêm: “Về phía địa phương, dựa trên quy định của Nhà nước, xã đã tiến hành hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan để đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm nghệ. Đồng thời, vận động người dân tập trung chăm sóc cây nghệ nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường”.

Để nghệ đỏ trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của nhân dân, địa phương đã lên kế hoạch bắt tay cùng doanh nghiệp đưa sản phẩm vào siêu thị. Từ đó tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm từ cây nghệ đỏ dễ dàng đến với người tiêu dùng và để người dân an tâm sản xuất.

Theo Kinh tế Nông Thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 35

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 5059

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 285771

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 19711547