Banner2021
21:45 EDT Thứ hai, 16/09/2024
Rss

Trang nhất » HỘI ND-NB » PHONG TRÀO NÔNG DÂN

Nông dân hào hứng tham gia tập huấn kỹ thuật xử lý rác hữu cơ thân thiện với môi trường

Thứ bảy - 01/04/2023 04:45

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, nông dân tại địa phương về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, vừa qua Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường cho 700 nông dân tại các xã Thạch Bình, Quỳnh Lưu, thị trấn Nho Quan (huyện Nho Quan), Gia Hòa, Gia Thịnh, Gia Phú (huyện Gia Viễn), Khánh Công, Khánh Hòa, Yên Ninh (huyện Yên Khánh). Đây là một trong những hoạt động cụ thể trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế".

Giảng viên hướng dẫn nông dân các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường.

Giảng viên hướng dẫn nông dân các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường.

Nhiều vấn đề đặt ra đối với chất thải nông nghiệp
Tham gia các lớp tập huấn, hội viên, nông dân tại các địa phương đã tích cực trao đổi, thảo luận làm rõ thực trạng xử lý rác thải, các chất thải nông nghiệp hiện nay và những tác động, ảnh hưởng tới môi trường. Theo đó, rác thải hữu cơ chưa được phân loại tại nguồn và thu gom đúng cách, xử lý rác thải hữu cơ chưa thân thiện với môi trường; còn tình trạng nông dân đốt rác thải, rơm rạ sau thu hoạch, vùi rơm rạ gây ngộ độc cho cây; xuất hiện các xung đột cộng đồng hoặc hàng xóm bị ảnh hưởng do mùi phân, khói, ô nhiễm nguồn nước do phân gia súc và các chất thải khác không được quản lý tốt … Người nông dân đang phải đối mặt với các vấn đề như: tốn công lao động cho việc dọn chuồng gia súc, gia cầm, công lao động trong việc vận chuyển phụ phẩm cây trồng; chưa chủ động được nguồn thức ăn cho vật nuôi, chi phí thức ăn gia súc, phân bón tăng cao, lạm dụng phân bón hóa học làm giảm độ phù nhiêu của đất.v.v… Các chất thải nông nghiệp chưa được xử lý đúng cách, trong khi đây được coi là tài nguyên có thể tận dụng để tạo thêm thu nhập, cải thiện năng suất, chất lượng nông sản. 
Áp dụng các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường để “biến rác thải thành của cải”
Tại các lớp tập huấn, giảng viên nguồn TOT của tỉnh, huyện và xã trực tiếp truyền đạt kết hợp thực hành theo hình thức “cầm tay chỉ việc” giúp nông dân hiểu và nắm vững cách thức thực hiện các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường gồm: Kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Đối với các loại phụ phẩm sẵn có tại địa phương (rơm rạ, thân lá cây ngô, vỏ voi, ngọn lạc .v.v…) nông dân áp dụng kỹ thuật lên men để tạo thành thức ăn có chất lượng cho đàn vật nuôi (có thể dữ trữ đến 6 tháng), giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm phát thải khí mê-tan từ dạ cỏ gia súc, loại khí gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan. Kỹ thuật đệm lót sinh học dày là một trong những phương pháp xử lý chất thải tốt nhất đối với chất thải nông nghiệp; giúp giảm công dọn dẹp và làm phân ủ, chuồng trại không còn mùi hôi, tạo ra phân ủ tốt cho cây trồng, đàn gà khỏe mạnh, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Đệm lót sinh học dày cho phép gà thể hiện tập tính tự nhiên trong bới và tìm kiếm thức ăn để biến phụ phẩm cây trồng thành phân hữu cơ có giá trị. Kỹ thuật ủ phân hữu cơ giúp xử lý rơm rạ trong thời gian ngắn giữa thời kỳ thu hoạch và vụ kế tiếp; giảm công vận chuyển rơm hoặc các phụ phẩm cây trồng khác, giảm việc sử dụng phân bón hóa học, đất trở nên màu mỡ, cây lúa đẻ nhánh tốt hơn, năng suất cao hơn, do đó giảm chi phí sản xuất, đặc biệt giúp hạn chế tình trạng đốt rơm rạ hiện nay.


Nông dân thực hành các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường.
Hội viên, nông dân tham gia các lớp tập huấn rất phấn khởi, hào hứng với các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường. Ông Nguyễn Văn Thụ, nông dân xã Gia Hòa trực tiếp tham gia thực hành tại lớp tập huấn cho biết: Gia đình tôi hiện nay đang nuôi gần 10 con bò, được tham gia tập huấn tôi đã hiểu rõ hơn về lợi ích của việc lên men phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Quy trình thực hiện cũng khá đơn giản, các hộ nông dân như tôi có thể tự làm lại gia đình. Sau hội nghị này, tôi sẽ về áp dụng để tạo thêm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn bò của gia đình. Ông Vũ Văn Bốn, hộ trồng lúa tại xã Quỳnh Lưu phấn khởi cho biết: Tôi thấy kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ rơm rạ ngay trên đồng ruộng khá đơn giản, thuận tiện. Từ nay tôi sẽ không đốt rơm nữa, mà giữ lại để ủ thành phân bón cho ruộng lúa nhà mình.
Ông Hoàng Ngọc Chinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhấn mạnh: Các lớp tập huấn được tổ chức không chỉ nâng cao nhận thức cho nông dân mà còn góp phần thay đổi hành vi của các hộ trong phân loại rác thải, áp dụng kỹ thuật xử lý rác nhằm bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người nông dân. Đây đều là các kỹ thuật đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng và nhân rộng; chi phí thấp, thân thiện với môi trường.  Sau lớp tập huấn, các học viên cam kết sẽ áp dụng từng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất tại hộ gia đình dưới sự hướng dẫn của Hội Nông dân các cấp.
Phạm Hường
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bài viết mới hơn

Bài viết cũ hơn

 

LIÊN KẾT WEBSITE

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

THƯ VIỆN ẢNH

THỜI TIẾT NINH BÌNH

HÔM NAY NGÀY MAI
oC - oC oC - oC
Độ ẩm:  Độ ẩm: 
Nguồn: TTKTTVTW

THỐNG KÊ TRUY NHẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 83

Máy chủ tìm kiếm : 12

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 31984

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 752656

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 35568395