Hội Nông dân tỉnh: Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, tiêu thụ nông sản”
- Thứ ba - 23/05/2023 03:24
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Xác định ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, tiêu thụ nông sản là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Để hội viên nông dân ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội đã tổ chức 1.740 buổi tuyên truyền về an toàn thực phẩm, vận động 124.583 hộ gia đình hội viên, nông dân ký cam kết “Nói không với thực phẩm bẩn”. Vận động cán bộ hội viên nông dân ứng dụng, đầu tư khoa học công nghệ, từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP góp phần phát triển bền vững nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường, tích cực phát động hội viên nông dân tiến quân vào khoa học kỹ thuật một cách bài bản, sâu rộng. Đến nay đã có 18 mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao vùng ven biển huyện Kim Sơn tại xã Kim Đông; mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ tại xã Khánh Cường – huyện Yên Khánh; mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao tại xã Gia Hưng – huyện Gia Viễn, mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao tại xã Khánh Cư ... Các mô hình triển khai hiệu quả, qua đó đã góp phần cải tiến tập quán canh tác, nâng cao năng suất lao động, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Để hướng tới 1 nền nông nghiệp với công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng đề án: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động và sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025; Đề án “Tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025” nhằm tuyên truyền, vận động hội viên ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, tham gia xây dựng các vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phối hợp với công ty TNHH Enzyma Việt Nam tập huấn về sử dụng chế phẩm sinh học Biowish trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo quản nông sản, triển khai các mô hình ở các huyện, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 856 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó có 45 mô hình cấp tỉnh, 75 mô hình cấp huyện, thành phố. Các hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được Hội Nông dân và cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn thủ tục để công nhận đủ điều kiện ATTP, được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, công bố sản phẩm phù hợp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ vay vốn. Các mô hình cấp tỉnh còn được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ một phần nguyên liệu, vật tư, máy móc. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện với nhiều mô hình “Nói không với thực phẩm bẩn” ứng dụng công nghệ cao, có truy xuất nguồn gốc đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình HTX sản xuất rau sạch (Yên Sơn TP. Tam Điệp); mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Mai Sơn –Yên Mô, Khánh Thành, Khánh Hồng, Khánh Công (huyện Yên Khánh); Mô hình Giò chả an toàn Hải Thơm (Kim Sơn), Mắm tép Trang Quyết, Thủy Tới (TT Me. Gia Viễn); mô hình trồng cây ăn quả có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Đồng Phong –Nho Quan, mô hình sản xuất mật ong an toàn có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Cúc Phương, v,v…. Đây là những cơ sở uy tín trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, gắn kết từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.
Các cấp Hội phối hợp triển khai các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng gia đình, từng địa phương. Với sự hỗ trợ của các cấp các ngành, đã giúp nông dân tích cực liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị và tham gia xây dựng sản phẩm OCOP, nhiều hộ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi do HND tỉnh hướng dẫn thực hiện, nhiều mô hình được nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, hướng tới 1 nền nông nghiệp sạch, liên kết theo hướng chuỗi sản xuất hàng hóa như: mô hình nuôi gà ứng dụng sinh học tại xã Đồng Phong (Nho Quan), mô hình nuôi cá ứng dụng chế phẩm sinh học tại xã Gia Phú (Gia Viễn), tại Văn Phong (Nho Quan), v,v,,,,,.
Nhằm kết nối cung cầu, mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm sạch, an toàn trong và ngoài tỉnh, hiện nay Hội Nông dân tỉnh đã vận động thành lập và duy trì tốt 28 cửa hàng Nông sản an toàn tại 8/8 huyện, thành phố; 01 Câu lạc bộ nông sản an toàn hoạt động hiệu quả, là nơi giới thiệu và tiêu thụ nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số cửa hàng có thêm thiết bị test nhanh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp tổ chức giới thiệu và sử dụng các ứng dụng của sàn thương mại điện tử nhằm cung cấp cho Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh công cụ bán hàng tập trung, kết nối đa kênh, giải quyết các vấn đề khó khăn trong tiêu thụ nông sản, giúp bà con nông dân kết nối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý và mang lại lợi nhuận cao. Tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình về phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử, công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing... Đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên các gian hàng thương mại điện tử, cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm, cách thức chăm sóc khách hàng, những dịch vụ sau bán hàng, các hình thức cam kết, quản lý chất lượng sản phẩm… Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số cho tổ chức Hội và nông dân. Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững./.
Để hướng tới 1 nền nông nghiệp với công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng đề án: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động và sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025; Đề án “Tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025” nhằm tuyên truyền, vận động hội viên ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, tham gia xây dựng các vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phối hợp với công ty TNHH Enzyma Việt Nam tập huấn về sử dụng chế phẩm sinh học Biowish trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và bảo quản nông sản, triển khai các mô hình ở các huyện, thành phố. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 856 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó có 45 mô hình cấp tỉnh, 75 mô hình cấp huyện, thành phố. Các hộ nông dân tham gia mô hình được tập huấn kiến thức sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được Hội Nông dân và cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn thủ tục để công nhận đủ điều kiện ATTP, được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm, công bố sản phẩm phù hợp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ vay vốn. Các mô hình cấp tỉnh còn được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ một phần nguyên liệu, vật tư, máy móc. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện với nhiều mô hình “Nói không với thực phẩm bẩn” ứng dụng công nghệ cao, có truy xuất nguồn gốc đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình HTX sản xuất rau sạch (Yên Sơn TP. Tam Điệp); mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Mai Sơn –Yên Mô, Khánh Thành, Khánh Hồng, Khánh Công (huyện Yên Khánh); Mô hình Giò chả an toàn Hải Thơm (Kim Sơn), Mắm tép Trang Quyết, Thủy Tới (TT Me. Gia Viễn); mô hình trồng cây ăn quả có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Đồng Phong –Nho Quan, mô hình sản xuất mật ong an toàn có tem truy xuất nguồn gốc tại xã Cúc Phương, v,v…. Đây là những cơ sở uy tín trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh, là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng, gắn kết từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.
Các cấp Hội phối hợp triển khai các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng gia đình, từng địa phương. Với sự hỗ trợ của các cấp các ngành, đã giúp nông dân tích cực liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị và tham gia xây dựng sản phẩm OCOP, nhiều hộ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi do HND tỉnh hướng dẫn thực hiện, nhiều mô hình được nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, hướng tới 1 nền nông nghiệp sạch, liên kết theo hướng chuỗi sản xuất hàng hóa như: mô hình nuôi gà ứng dụng sinh học tại xã Đồng Phong (Nho Quan), mô hình nuôi cá ứng dụng chế phẩm sinh học tại xã Gia Phú (Gia Viễn), tại Văn Phong (Nho Quan), v,v,,,,,.
Nhằm kết nối cung cầu, mở rộng, phát triển vùng nguyên liệu ổn định và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm sạch, an toàn trong và ngoài tỉnh, hiện nay Hội Nông dân tỉnh đã vận động thành lập và duy trì tốt 28 cửa hàng Nông sản an toàn tại 8/8 huyện, thành phố; 01 Câu lạc bộ nông sản an toàn hoạt động hiệu quả, là nơi giới thiệu và tiêu thụ nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số cửa hàng có thêm thiết bị test nhanh sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp tổ chức giới thiệu và sử dụng các ứng dụng của sàn thương mại điện tử nhằm cung cấp cho Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh công cụ bán hàng tập trung, kết nối đa kênh, giải quyết các vấn đề khó khăn trong tiêu thụ nông sản, giúp bà con nông dân kết nối sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý và mang lại lợi nhuận cao. Tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình về phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử, công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing... Đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên các gian hàng thương mại điện tử, cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm, cách thức chăm sóc khách hàng, những dịch vụ sau bán hàng, các hình thức cam kết, quản lý chất lượng sản phẩm… Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số cho tổ chức Hội và nông dân. Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp bền vững./.
Minh Lộc