Xác định việc đồng hành, hỗ trợ hội viên vươn lên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Hội, những năm qua, Hội Nông dân xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai các hoạt động giúp hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Những năm qua, với sự chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của người dân, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh nhìn chung ổn định. Phát huy lợi thế vùng đồi núi, đồng bào đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Nho Quan đã đề ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương, huy động sức mạnh trong nhân dân, cùng Nhà nước từng bước hoàn thiện các tiêu chí, nâng cao đời sống người dân, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đăng ký xây dựng vườn mẫu, gia đình ông Phạm Văn Tâm ở xóm 1, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã dành 340m2 đất làm vườn rau, còn 360m2 làm ao nuôi ốc nhồi. Ông Tâm nuôi ốc nhồi kiểu nuôi nhốt trong lồng vèo. Từ vườn mẫu với ao ốc nhồi, mỗi năm gia đình ông Tâm thu về hàng trăm triệu đồng.
Tổ dân phố số 9 nằm ở vị trí trung tâm phường Đông Thành (thành phố Ninh Bình), là nơi có nhiều đầu mối giao thông qua lại, có tuyến phố đi bộ, kết hợp mua sắm ẩm thực, 2 trường học, nhiều cơ quan, đơn vị, nhà hàng; do vậy, địa bàn tổ dân phố là nơi thường xuyên tụ tập đông người, gây nhiều khó khăn cho công tác giữ gìn ANTT và vệ sinh môi trường.
Trong những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW ngày 23-6-2016 của Trung ương Hội. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 154 - KH/HNDT ngày 22/01/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ theo lĩnh vực ngành, nghề; trên cơ sở đó tập hợp, thu hút nông dân tham gia vào tổ chức Hội, xây dựng giai cấp nông dân ngày càng vững mạnh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Yên Mô có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay huyện đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Toàn huyện có 10/16 xã đạt chuẩn NTM (đạt 62,5%) và phấn đấu đến hết năm 2019 có 14/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để đạt mục tiêu huyện NTM vào năm 2021, Yên Mô đã xây dựng đề án và có kế hoạch, lộ trình cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện những tiêu chí chưa đạt.
Nhờ chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá và trồng xen nhiều loại cây ăn quả, anh Đàm Văn Thiện, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đang sở hữu mô hình phát triển kinh tế có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Cách làm của anh Thiện được đánh giá là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, mở ra nhiều triển vọng về xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân của địa phương.
Sau hơn 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Khánh đã đạt 9/9 tiêu chí của huyện nông thôn mới. Kết quả trên ghi đậm dấu ấn sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, công tác kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng đối với sự lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và hơn hết là thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền địa phương.
Xác định nông dân là chủ thể trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2013 đến nay, Hội Nông dân huyện Gia Viễn đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động, các chương trình, phong trào đến cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn toàn huyện đem lại hiệu quả thiết thực.
|
Đang truy cập : 30
•Máy chủ tìm kiếm : 13
•Khách viếng thăm : 17
Hôm nay : 6131
Tháng hiện tại : 166826
Tổng lượt truy cập : 10169187